5 bài học kinh doanh sâu sắc từ các điển cố thời Tam Quốc

Danh tác “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của học sĩ La Quán Trung xưa nay được xếp đứng đầu trong Tứ Đại Kỳ Thư văn học kinh điển Trung Quốc. Không chỉ phản ánh thế cục lịch sử loạn lạc của thời Tam Quốc phân tranh, mà còn ẩn chứa nhiều bài học quý giá.

Dựa vào chiến lược chiến tranh bậc thầy của các vị tướng tài thời Tam Quốc như Gia Cát Lượng, Quan Công, Lưu Bị , Tào Tháo… chúng ta có thể rút ra được 5 bài học kinh doanh thú vị dưới đây.

5 bài học kinh doanh “sâu sắc” từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
5 bài học kinh doanh “sâu sắc” từ Tam Quốc Diễn Nghĩa

1. Khởi nghiệp với “lời thề vườn đào”

Một trong những điển tích nổi tiếng và được lưu truyền rộng rãi nhất trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” chính là lần “kết nghĩa vườn đào” của 3 anh em Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi.

Vào thời điểm đó, Ngụy và Ngô đã sở hữu đầy đủ mọi nguồn tài nguyên cần thiết, cùng cả một đế chế “chống lưng” phía sau, thì nước Thục với người chủ tướng là Lưu Bị, không có gì để ỷ vào nhất. Khởi đầu của Lưu Bị  có thể dùng cụm từ “nghèo tới nỗi chỉ còn lại ước mơ” để miêu tả. Ông chỉ dựa vào việc “là dòng dõi xa của hoàng gia nhà Hán”, kết nghĩa anh em với Quan Vũ và Trương Phi để cùng thực hiện “một lý tưởng chung và một mục tiêu chung” là khôi phục nhà Hán.
Dù trải qua nhiều sóng gió nhưng sợi dây liên kết giữa 3 anh em Lưu – Quan – Trương không vì thế mà bị cắt đứt. Họ từng bước từng bước gây dựng nghiệp lớn, chiếm lấy một phần ba cõi trần, khiến người khác kính phục.

Bài học về Mục tiêu và lý tưởng:

  1. Hoàn cảnh của một Tây Thục có phần chắp vá khi đó không khác là mấy so với những gì mà một startup phải trải qua: Xuất phát điểm ban đầu chỉ là ý tưởng.
  2. Để khởi nghiệp thành công, các nhà sáng lập nhất định phải tìm cho mình những con người có cùng chí hướng, có chung một mục tiêu và lý tưởng nhất quán. Việc sở hữu một mục tiêu chung cũng như một lý tưởng chung sẽ giúp cho các thành viên sáng lập có sự gắn kết, có thể cùng nhau vượt qua những tình huống khó khăn và mâu thuẫn.

 
5 bài học kinh doanh “sâu sắc” từ Tam Quốc Diễn Nghĩa

2. Tam cố thảo lư mời nhân tài Gia Cát Lượng

Điển tích “Tam cố thảo lư”  là một câu chuyện có thật kể về Lưu Bị khi dựng nghiệp rất cần người hiền tài, ông đã cùng hai em kết nghĩa là Quan Vân Trường và Trương Phi, ba lần gội gió tuyết, mưa sa đến lều cỏ trên đồi Ngọa Long cầu Gia Cát Lượng (Khổng Minh).

Hai lần đầu ghé thăm, cả ba anh em đều không gặp Gia Cát Lượng. Trong đó, lần thứ 2, họ gặp phải trận tuyết lớn song vẫn cố đến nơi, vì Lưu Bị cho rằng đội gió tuyết mà đi mới tỏ được lòng thành.

Đến lần thứ 3, cả Quan Vũ cũng không vui, ngỏ ý không muốn đến. Song, Lưu Bị nhất định muốn đi. Đến nơi, Lưu Bị kiên nhẫn đứng đợi Gia Cát Lượng ngủ một giấc rồi mới kính cẩn bàn việc lớn. Sau khi nghe Gia Cát Lượng phân tích tình hình, Lưu Bị liền quỳ xuống mà khẩn cầu ông giúp đỡ. Cảm động bởi sự chân thành, khiêm tốn của Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã nhận lời giúp ông gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc.

Bài học về Sức mạnh của sự nhẫn nại và khiêm tốn

  1. Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, nhẫn nại và khiêm tốn là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng. Con đường lập thân, lập nghiệp vốn không trải hoa hồng, thậm chí sẽ có những lúc, những người đồng sáng lập công ty cũng sẽ khuyên bạn từ bỏ một điều gì đó. Nhưng, hãy kiên nhẫn và kiên định với lựa chọn của bạn, vì mỗi một thất bại là mỗi một bước đệm đưa ta đến gần hơn với mục tiêu và thành công.
  2. Kiến thức nhân loại bao la rộng lớn, một người bình thường không thể ôm trọn được. Là một doanh nhân, đôi khi bạn cần phải biết vứt bỏ “cái tôi” để nghiêm túc học hỏi và tiếp thu với tấm lòng cầu tiến hoặc ít ra là để “cầu hiền tài.
  3. Việc tìm kiếm nhân tài và đào tạo nguồn lao động quản lý cấp cao là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế. Ngày nay, điển tích “Tam cố thảo lư” vẫn thường được người đời nhắc tới như minh chứng về sự thành tâm thành ý đối với hiền tài của người lãnh đạo có tầm nhìn.

5 bài học kinh doanh “sâu sắc” từ Tam Quốc Diễn Nghĩa

3. Lựa chọn lão tướng Hoàng Trung

Hoàng Trung – một trong “ngũ hổ tướng” của Thục – được Tam Quốc Diễn Nghĩa miêu tả là một lão tướng có sức địch muôn người. Lưu Bị, vì ý thức được tài năng và sự trung thành của ông, nên vẫn phong Hoàng Trung làm Hậu tướng quân, vị trí ngang hàng với Quan Vũ (Tiền tướng quân), bất chấp tuổi tác của ông đã cao.

Bài học về Cách dùng người

  1. Điều quan trọng để sử dụng nhân viên là thực lực chứ không phải các yếu tố bên ngoài. Đừng xem thường nhân viên “cao tuổi”. Đôi khi họ còn làm tốt hơn nhân viên trẻ, vì kinh nghiệm dày dặn và phong phú mà họ tích lũy được trong nhiều năm.
  2. Ai cũng có những suy nghĩ và ý kiến của riêng mình. Trên cương vị một người lèo lái doanh nghiệp, nếu doanh nhân không thể vượt trên những định kiến của bản thân, thì có thể sẽ đánh mất đi một nhân tài hiếm có. Cả Gia Cát Lượng lẫn Lưu Bị đều hiểu rằng, để có thể tiếp tục con đường chinh phục mục tiêu, thì một tướng quân đầy kinh nghiệm như Hoàng Trung là vô cùng quan trọng.

4. Tiến chiếm Thành Đô

Gia Cát Lượng đề xuất Lưu Bị chinh phục Thành Đô và biến nơi đây thành kinh đô của nước Thục. Nguyên do là nơi đây địa thế hiểm trở, dễ giữ, khó đánh, lại có đất đai màu mỡ, sản vật phong phú và giao thông thuận lợi, vô cùng thích hợp cho việc phát triển kinh tế cũng như xây dựng quân đội. Nhưng, quan trọng hơn, Thành Đô được Gia Cát Lượng lựa chọn vì nó sở hữu vị trí đắc địa, phù hợp để Thục đối trọng với 2 nước Ngụy và Ngô.

Bài học về Xác định thị trường

Đối với doanh nghiệp của bạn, “Thành Đô” sẽ là nơi nào? Xác định đúng “Thành Đô của bạn” là chìa khoá cho sự thành công trong kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp bạn có chiến lược marketing đúng đắn, giảm chi phí truyền thông, có nhiều lợi thế cho kinh doanh, quảng bá.

Chúng ta hãy lấy “đế chế” nghìn tỷ USD Amazon làm ví dụ minh họa thực tế: Với mỗi thị trường khác nhau, Amazon áp dụng chiến lược khác nhau. Một người bán hàng trên Amazon Mỹ phải trả 8% hoa hồng với mỗi chiếc điện thoại bán được (không bao gồm phí hàng năm là 40 USD). Song, tại Ấn Độ, người bán chỉ phải trả 5% (không phải chịu phí hằng năm).
5 bài học <a href='https://dauthucvat.vn/dung-voi-mua-may-ep-dau-lac-cong-nghiep-khi-chua-doc-bai-tong-hop-nay' target='_blank'>kinh doanh</a> “sâu sắc” từ Tam Quốc Diễn Nghĩa

5. Đại chiến Xích Bích 

Trước trận Xích Bích, Nguỵ là quốc gia có thực lực mạnh nhất trong 3 nước và Tào Tháo đang dẫn quân bình định phương Nam với số lượng áp đảo.

Trước tình thế đó, Thục nhận ra bản thân quá yếu để có thể chiến đấu một mình còn Đông Ngô lại là quốc gia sở hữu vị trí then chốt, vì họ vốn quen thuộc với thủy chiến. Thế nên, để đẩy lùi Ngụy, Gia Cát Lượng đã dùng tài ngoại giao của mình để thuyết phục Đông Ngô liên minh kháng quân Tào.

Trong trận chiến “Xích Bích” với diệu kế “Thuyền cỏ mượn tên” đi vào lịch sử, đội quân tưởng chừng yếu thế Thục – Ngô đã giành chiến thắng vang dội. Họ đã chặn đứng sự bành trướng của Tào Tháo và khiến ông thua chạy với tàn quân ít ỏi.

Bài học về Hợp tác chiến lược

Khi kinh doanh, một startup hay đơn giản là một doanh nghiệp nhỏ sẽ luôn gặp phải một đối thủ lớn mạnh như Bắc Ngụy, sẵn sàng chiếm toàn bộ thị trường. Nhưng, cũng sẽ có những công ty khác giống như Đông Ngô – quy mô trung bình và có tiềm năng tốt.

Lúc đó, bạn cần thiết phải có kế hoạch liên minh chiến lược. Dù việc thuyết phục một ông chủ như “Đông Ngô” thiết lập quan hệ đối tác là không dễ dàng, song đó là điều cần thiết để đảm bảo sự sống sót của doanh nghiệp trong cuộc chiến giành thị phần.

Nguồn: Vạn Điều Hay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Beispiel seite forum apps.